Trách nhiệm sau dịch công chứng có những ràng buộc gì?

Trước nãy chỉ biết khái quát hồ sơ dịch công chứng là bản sao được dịch chuẩn y từ bản gốc và được đóng dấu công chứng, nhưng ít ai biết liệu chúng có những ràng buộc trách nhiệm nào để đảm bảo chất lượng hồ sơ?

Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện hữu sáu phòng công chứng, các bản dịch công chứng sẽ được thực hiện ở các nơi này. Nhưng theo thời gian, ngành dịch công chứng càng ngày càng phát triển, dẫn đến sự ra đời ồ ạt và rầm rộ của các văn phòng dịch công chứng tư, vì vậy các bản dịch công chứng có thể được thực hiện tại các văn phòng ngoài thay vì tuân theo luật như trước.

dịch công chứng đa ngữ
Đa ngôn ngữ là chuyện hay gặp khi dịch công chứng, gần đây đa sự đa đối thủ cũng dần dễ gặp tương tự.

Phòng tư pháp không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của bản dịch công chứng. Vai trò của phòng tư pháp chính là công nhận chữ kí của những người trực tiếp biên dịch văn bản hay tư liệu. Nội dung bản dịch gồm những gì, hoàn toàn không thuộc quyền kiểm tra thẩm định của phòng tư pháp. Đối với các cơ quan như Lãnh sự quán, đại sứ quán, nguyên lý này vẫn hiển nhiên đúng. Cũng vì quy tắc này nên việc xác định xem nội dung bản dịch công chứng có chính xác hay không cũng nhập nhằng khó khăn. Sự trung thực của biên dịch viên, cũng như trình độ chuyên môn của họ chính là nhân tố quyết định nội dung văn bản có bảo đảm xác đáng hay không. Ngoài ra để đối chiếu sự đúng đắn của bản dịch công chứng và tài liệu gốc cũng cần tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi trình độ anh ngữ cao.

Một bản dịch công chứng chuẩn mực đòi hỏi yêu cầu gì?

Dịch công chứng không phải là công việc dễ dàng, để có một bản dịch công chứng chuẩn mực, hợp pháp thì cần quy tụ đủ hai yếu tố. Thứ nhất, trình độ của công chứng viên phải đảm bảo chuyên nghiệp. Người dịch cần tốt nghiệp đại học, chuyên ngành ngoại ngữ, ví dụ văn bản Việt ngữ cần dịch sang anh ngữ thì người chịu trách nhiệm dịch công chứng phải là cử nhân tiếng Anh hoặc có thể đạt nhưng văn bằng cao hơn. Thứ hai, nếu là văn bản tiếng nước ngoài cần chuyển sang tiếng việt thì bắt buộc văn bản đó phải được lãnh sự quán kiểm duyệt và chứng nhận, hợp pháp hóa trước khi đem công chứng. Riêng các văn bằng như bằng lái xe, bảng điềm…thì không nhất thiết phải đem đến lãnh sự để kiểm duyệt và hợp pháp hóa. Có vẻ rất nhiêu khê và bất hợp lý khi đòi hỏi nhiều thứ như vậy, tuy nhiên nếu hiểu rõ nguồn cội lợi ích và giá trị của dịch công chứng mang lại là gì ở tầm quản lý vĩ mô sẽ thấy nó hoàn toàn hợp lý và đáng để bỏ công hoàn tất thủ tục, chỉ là mong cho quy trình tối giản mà thôi.

Nhiều ngôn ngữ đã làm dịch công chứng phức tạp
Nhiều ngôn ngữ đã làm dịch công chứng phức tạp, quy trình hoàn tất với những yêu cầu pháp lý còn khó khăn hơn.

Xin nói rộng thêm một chút về quy trình làm dịch công chứng, việc đem hồ sơ đi chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giúp xác nhận văn bản, tư liệu chính xác, tuy nhiên công đoạn này mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi nguồn chi phí khá cao. Sau khi biết được phiền não của người dân, một số quận huyện tự tin với kinh nghiệm nhiều năm đã đứng ra xác nhận bản dịch công chứng và được nhiều người hoan nghênh. Các văn bản tiếng Việt muốn chuyển sang tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt ấy chính là văn bản gốc, nó bắt buộc phải hội tụ hai yêu cầu, chính là chữ kí và con dấu sống của những người có thẩm quyền thực tại.

Dịch công chứng và hiện trạng thanh tra gay gắt.

Tình hình dịch công chứng tuy đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn hiện diện một số trục trặc nhỏ ở vài nơi, khiến cho khách hàng không hài lòng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, ví như nhiều biên dịch viên của văn phòng dịch công chứng chưa đăng ký chữ ký tại phòng tư pháp nên khi bị thanh tra, các văn bản đã dịch không được chấp nhận tính hợp pháp của nó. Nghe có vẻ lạ khi một hồ sơ đã qua dịch công chứng sao lại có chuyện người phụ trách thực hiện lại chưa có chữ ký được đăng ký? Thực ra cũng chỉ lại là câu chuyện gian dối trong công việc, vốn dĩ người làm dịch công chứng và những tố chất cần có của họ bao gồm chuyên môn ngoại ngữ, hiểu biết rành rẽ quan hệ xã hội, thông luật liên quan và cả đức tính chân thực tỉ mỉ, nhưng nếu biết đến sự cạnh tranh dần gay gắt qua từng tháng năm trong thị trường dịch công chứng này sẽ hiểu và lo ngại nhiều về trò gian dối lẫn thanh tra kiểm định tới lui những hồ sơ từng được đóng dấu hẳn hoi.

Hồ sơ dịch công chứng đã được đóng dấu
Đôi khi hồ sơ dịch công chứng đã được đóng dấu sẽ còn bị thanh tra lại tính chuẩn mực và độ tin cậy của nó.

Khách hàng ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng thường đưa ra những điều lệ khó hiểu, chẳng hạn khách tại Hồ Chí Minh thường yêu cầu bản dịch công chứng của họ được chứng thực bằng con dấu tại TP Hồ Chí Minh, và ngược lại, khách hàng ở Hà Nội cũng có suy nghĩ và yêu cầu tương tự như vậy. Trước đây, khi nhận những văn bản chuyển dịch từ ngôn ngữ hiếm, các văn phòng dịch công chứng phải chuyển chúng ra Hà Nội. Vì thế, các văn bản cần dịch công chứng sẽ tuần tự được tập hợp lại và được đóng con dấu Hà Nội. Tuy nhiên theo luật mới, dự định sẽ ban hành trong tương lai, tất cả quận huyện, và văn phòng công chứng đều có chức năng dịch công chứng như nhau, nghe có vẻ tiện lợi và dễ dàng hơn để tiến hành công việc này, nhưng trên thực tế là đang làm xuất hiện nhiều hơn những đối thủ đấu đá nhau trong nghề này. Cụ thể hơn một chút thì sắp tới sẽ có thêm các văn phòng công chứng được làm luôn tác vụ này, nói cách khác họ sẽ “tham chiến” vào cuộc cạnh tranh dịch công chứng đang rất khốc liệt, nếu bảo nghề này đang trở thành bãi chiến trường thì có thể mường tượng rằng sau khi quy định mới có hiệu lực, thị trường dịch công chứng sẽ là chiến trường mới và lớn hơn nữa.

Những lầm tưởng về tư cách tự dịch công chứng

Nhiều người có khả năng dịch rất tốt, tuy nhiên khả năng dịch tốt cũng không có nghĩa họ có thể tự đứng ra công chứng bản dịch. Dịch công chứng chỉ có ý nghĩa khi các biên dịch viên đã đăng kí chữ kí tại phòng tư pháp. Khi đã đăng kí được chữ kí hợp pháp, biên dịch sẽ dễ dàng đem bản dịch đi công chứng. Nghể dịch công chứng cũng không hẳn là suôn sẻ nếu trình độ chuyên môn không vững hoặc kiến thức nền chưa đủ.

Biên dịch viên chuyên nghiệp sẽ không nhận bản dịch của người khác để đem công chứng. Phòng tư pháp đã đưa ra yêu cầu, chỉ những biên dịch tự dịch văn bản mới có quyền đem nó đi công chứng. Phiền phức nhiều như vậy nên các khách hàng cẩn phải chọn lựa kĩ lưỡng công ty dịch công chứng trước khi quyết định giao văn bản. Như vậy, bạn hãy nói xem phải chăng nghề dịch công chứng ‘ngồi mát ăn bát vàng’ như nhiều người vẫn lầm tưởng? Chưa kể đến mức độ cạnh tranh đang “hứa hẹn” sẽ tăng nhiệt lên rất nhiều.

Các công ty dịch công chứng càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, cho thấy tình hình dịch thuật công chứng đang trên đà phát triển mạnh. Nhưng bên cạnh sự xuất hiện rầm rộ đó chính là sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, những chiêu trò ngáng chân phá giá thị trường, tung tin đồn thất thiệt hạ uy tín đối phương cũng không phải lạ lẫm gì. Tất cả cũng vì miếng cơm manh áo để sinh tồn. Khi có nhu cầu dịch công chứng, lời khuyên tốt nhất dành cho khách hàng chính là phải tìm những công ty dịch thuật chuyên nghiệp, có chứng nhận quốc tế, chẳng hạn như Interprotrans.

Soạn Giả

Leave a comment