Trách nhiệm sau dịch công chứng có những ràng buộc gì?

Trước nãy chỉ biết khái quát hồ sơ dịch công chứng là bản sao được dịch chuẩn y từ bản gốc và được đóng dấu công chứng, nhưng ít ai biết liệu chúng có những ràng buộc trách nhiệm nào để đảm bảo chất lượng hồ sơ?

Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện hữu sáu phòng công chứng, các bản dịch công chứng sẽ được thực hiện ở các nơi này. Nhưng theo thời gian, ngành dịch công chứng càng ngày càng phát triển, dẫn đến sự ra đời ồ ạt và rầm rộ của các văn phòng dịch công chứng tư, vì vậy các bản dịch công chứng có thể được thực hiện tại các văn phòng ngoài thay vì tuân theo luật như trước.

dịch công chứng đa ngữ
Đa ngôn ngữ là chuyện hay gặp khi dịch công chứng, gần đây đa sự đa đối thủ cũng dần dễ gặp tương tự.

Phòng tư pháp không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của bản dịch công chứng. Vai trò của phòng tư pháp chính là công nhận chữ kí của những người trực tiếp biên dịch văn bản hay tư liệu. Nội dung bản dịch gồm những gì, hoàn toàn không thuộc quyền kiểm tra thẩm định của phòng tư pháp. Đối với các cơ quan như Lãnh sự quán, đại sứ quán, nguyên lý này vẫn hiển nhiên đúng. Cũng vì quy tắc này nên việc xác định xem nội dung bản dịch công chứng có chính xác hay không cũng nhập nhằng khó khăn. Sự trung thực của biên dịch viên, cũng như trình độ chuyên môn của họ chính là nhân tố quyết định nội dung văn bản có bảo đảm xác đáng hay không. Ngoài ra để đối chiếu sự đúng đắn của bản dịch công chứng và tài liệu gốc cũng cần tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi trình độ anh ngữ cao.

Một bản dịch công chứng chuẩn mực đòi hỏi yêu cầu gì?

Dịch công chứng không phải là công việc dễ dàng, để có một bản dịch công chứng chuẩn mực, hợp pháp thì cần quy tụ đủ hai yếu tố. Thứ nhất, trình độ của công chứng viên phải đảm bảo chuyên nghiệp. Người dịch cần tốt nghiệp đại học, chuyên ngành ngoại ngữ, ví dụ văn bản Việt ngữ cần dịch sang anh ngữ thì người chịu trách nhiệm dịch công chứng phải là cử nhân tiếng Anh hoặc có thể đạt nhưng văn bằng cao hơn. Thứ hai, nếu là văn bản tiếng nước ngoài cần chuyển sang tiếng việt thì bắt buộc văn bản đó phải được lãnh sự quán kiểm duyệt và chứng nhận, hợp pháp hóa trước khi đem công chứng. Riêng các văn bằng như bằng lái xe, bảng điềm…thì không nhất thiết phải đem đến lãnh sự để kiểm duyệt và hợp pháp hóa. Có vẻ rất nhiêu khê và bất hợp lý khi đòi hỏi nhiều thứ như vậy, tuy nhiên nếu hiểu rõ nguồn cội lợi ích và giá trị của dịch công chứng mang lại là gì ở tầm quản lý vĩ mô sẽ thấy nó hoàn toàn hợp lý và đáng để bỏ công hoàn tất thủ tục, chỉ là mong cho quy trình tối giản mà thôi.

Nhiều ngôn ngữ đã làm dịch công chứng phức tạp
Nhiều ngôn ngữ đã làm dịch công chứng phức tạp, quy trình hoàn tất với những yêu cầu pháp lý còn khó khăn hơn.

Xin nói rộng thêm một chút về quy trình làm dịch công chứng, việc đem hồ sơ đi chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giúp xác nhận văn bản, tư liệu chính xác, tuy nhiên công đoạn này mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi nguồn chi phí khá cao. Sau khi biết được phiền não của người dân, một số quận huyện tự tin với kinh nghiệm nhiều năm đã đứng ra xác nhận bản dịch công chứng và được nhiều người hoan nghênh. Các văn bản tiếng Việt muốn chuyển sang tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt ấy chính là văn bản gốc, nó bắt buộc phải hội tụ hai yêu cầu, chính là chữ kí và con dấu sống của những người có thẩm quyền thực tại.

Dịch công chứng và hiện trạng thanh tra gay gắt.

Tình hình dịch công chứng tuy đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn hiện diện một số trục trặc nhỏ ở vài nơi, khiến cho khách hàng không hài lòng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, ví như nhiều biên dịch viên của văn phòng dịch công chứng chưa đăng ký chữ ký tại phòng tư pháp nên khi bị thanh tra, các văn bản đã dịch không được chấp nhận tính hợp pháp của nó. Nghe có vẻ lạ khi một hồ sơ đã qua dịch công chứng sao lại có chuyện người phụ trách thực hiện lại chưa có chữ ký được đăng ký? Thực ra cũng chỉ lại là câu chuyện gian dối trong công việc, vốn dĩ người làm dịch công chứng và những tố chất cần có của họ bao gồm chuyên môn ngoại ngữ, hiểu biết rành rẽ quan hệ xã hội, thông luật liên quan và cả đức tính chân thực tỉ mỉ, nhưng nếu biết đến sự cạnh tranh dần gay gắt qua từng tháng năm trong thị trường dịch công chứng này sẽ hiểu và lo ngại nhiều về trò gian dối lẫn thanh tra kiểm định tới lui những hồ sơ từng được đóng dấu hẳn hoi.

Hồ sơ dịch công chứng đã được đóng dấu
Đôi khi hồ sơ dịch công chứng đã được đóng dấu sẽ còn bị thanh tra lại tính chuẩn mực và độ tin cậy của nó.

Khách hàng ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng thường đưa ra những điều lệ khó hiểu, chẳng hạn khách tại Hồ Chí Minh thường yêu cầu bản dịch công chứng của họ được chứng thực bằng con dấu tại TP Hồ Chí Minh, và ngược lại, khách hàng ở Hà Nội cũng có suy nghĩ và yêu cầu tương tự như vậy. Trước đây, khi nhận những văn bản chuyển dịch từ ngôn ngữ hiếm, các văn phòng dịch công chứng phải chuyển chúng ra Hà Nội. Vì thế, các văn bản cần dịch công chứng sẽ tuần tự được tập hợp lại và được đóng con dấu Hà Nội. Tuy nhiên theo luật mới, dự định sẽ ban hành trong tương lai, tất cả quận huyện, và văn phòng công chứng đều có chức năng dịch công chứng như nhau, nghe có vẻ tiện lợi và dễ dàng hơn để tiến hành công việc này, nhưng trên thực tế là đang làm xuất hiện nhiều hơn những đối thủ đấu đá nhau trong nghề này. Cụ thể hơn một chút thì sắp tới sẽ có thêm các văn phòng công chứng được làm luôn tác vụ này, nói cách khác họ sẽ “tham chiến” vào cuộc cạnh tranh dịch công chứng đang rất khốc liệt, nếu bảo nghề này đang trở thành bãi chiến trường thì có thể mường tượng rằng sau khi quy định mới có hiệu lực, thị trường dịch công chứng sẽ là chiến trường mới và lớn hơn nữa.

Những lầm tưởng về tư cách tự dịch công chứng

Nhiều người có khả năng dịch rất tốt, tuy nhiên khả năng dịch tốt cũng không có nghĩa họ có thể tự đứng ra công chứng bản dịch. Dịch công chứng chỉ có ý nghĩa khi các biên dịch viên đã đăng kí chữ kí tại phòng tư pháp. Khi đã đăng kí được chữ kí hợp pháp, biên dịch sẽ dễ dàng đem bản dịch đi công chứng. Nghể dịch công chứng cũng không hẳn là suôn sẻ nếu trình độ chuyên môn không vững hoặc kiến thức nền chưa đủ.

Biên dịch viên chuyên nghiệp sẽ không nhận bản dịch của người khác để đem công chứng. Phòng tư pháp đã đưa ra yêu cầu, chỉ những biên dịch tự dịch văn bản mới có quyền đem nó đi công chứng. Phiền phức nhiều như vậy nên các khách hàng cẩn phải chọn lựa kĩ lưỡng công ty dịch công chứng trước khi quyết định giao văn bản. Như vậy, bạn hãy nói xem phải chăng nghề dịch công chứng ‘ngồi mát ăn bát vàng’ như nhiều người vẫn lầm tưởng? Chưa kể đến mức độ cạnh tranh đang “hứa hẹn” sẽ tăng nhiệt lên rất nhiều.

Các công ty dịch công chứng càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, cho thấy tình hình dịch thuật công chứng đang trên đà phát triển mạnh. Nhưng bên cạnh sự xuất hiện rầm rộ đó chính là sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, những chiêu trò ngáng chân phá giá thị trường, tung tin đồn thất thiệt hạ uy tín đối phương cũng không phải lạ lẫm gì. Tất cả cũng vì miếng cơm manh áo để sinh tồn. Khi có nhu cầu dịch công chứng, lời khuyên tốt nhất dành cho khách hàng chính là phải tìm những công ty dịch thuật chuyên nghiệp, có chứng nhận quốc tế, chẳng hạn như Interprotrans.

Soạn Giả

Giải pháp tuyệt vời cho khâu chứng minh tài chính

Khâu chứng minh tài chính trong thủ tục xin cấp thị thực rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định sự thành công của hồ sơ, vậy giải pháp nào thật sự tuyệt vời cho nó?

Ngày nay như cầu đi du học và đi du lịch các nước ngày càng tăng cao nên vấn đề xin visa để ra nước ngoài đối với nhiều người cũng khá quan trọng. Rất nhiều trường hợp phải “ngậm ngùi” mang hồ sơ về vì bị Lãnh sự quán đánh rớt do không đáp ứng được yêu cầu khi làm hồ sơ xin visa mà trong đó đặc biệt là hồ sơ chứng minh tài chính, nếu từng đọc qua bài Cần biết về chứng minh tài chính khi xin visa sẽ hiểu một điều rằng việc ứng viên cho lãnh sự thấy khả năng kinh tế tuy đơn giản nhưng làm được chẳng phải giản đơn.

ống heo cho chứng minh tài chính
Tiết kiệm tiền dạng ống heo cho chứng minh tài chính khả dĩ thành công cao

Hầu hết những hồ sơ bị đánh rớt visa đều rơi vào tình trạng “tốt gỗ nhưng không tốt nước sơn“. Có nghĩa là thực lực kinh tế rất khá nhưng trên giấy tờ chứng minh thu nhập thì lại không được như vậy. Chứng minh tài chính đòi hỏi số tiền mà người chủ hồ sơ hoặc người bảo lãnh phải chứng minh được nguồn gốc, dù bạn có thu nhập với mức vài chục triệu hoặc hàng trăm triệu mỗi tháng thì cũng không có ý nghĩa gì đối với Lãnh sự quán nếu bạn không chứng minh trên giấy tờ được số tiền đó.

Đơn cử như trường hợp của chị Nga nhà ở Hóc Môn cho biết: “Gia đình tôi có một trang trại nuôi Heo và 10 con Bò sữa, mỗi tháng tính bình quân trừ các chi phí cho người làm, chi tiêu gia đình, tiền thức ăn cho vật nuôi thì cũng dư ra được gần 100 triệu đồng. Tôi muốn cho con mình qua Mỹ du học vì mong muốn sau này nó sẽ có một tương lai sáng lạng, không muốn cho nó đi theo con đường chăn nuôi cực khổ. Nhưng ngặt một nổi khi tôi làm thủ tục nộp hồ sơ xin visa cho cháu thì đến khâu chứng minh tài chính, Lãnh sự quán Hoa Kỳ bắt buộc tôi phải trình các giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của gia đình. Nhưng đặc thù chuyện kinh doanh nhà tôi đâu có biên bản thuế hay bảng lương gì như của các công ty đâu. Lúc đó tôi đành lủi thủi mang hồ sơ về mà trong lòng thấy khó chịu. Rõ ràng mình rất có điều kiện và tiềm lực kinh tế lâu dài nhưng không cách nào nói cho họ hiểu được.”

Sự ra đời của các dịch vụ chứng minh tài chính

Để gỡ rối cho khách hàng của mình cũng như nắm bắt được nhu cầu của xã hội, các công ty có lĩnh vực hoạt động chuyên môn liên quan lẫn các tổ chức tín dụng đã cung cấp thêm loai hình dịch vụ chứng minh tài chính như này nhằm giúp giải quyết mọi vấn đề liên quan tới khâu chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa của những khách hàng như chị Nga…

Những doanh nghiệp hay tồ chức có cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính sẽ sẵn dùng những giải pháp giúp khách hàng thể hiện khả năng tiền bạc của mình trước lãnh sự quán. Họ khai thác những điểm yếu trong tài chính của khách hàng, từ những nguồn tài chính không chứng minh được nguồn gốc, đến những yêu cầu của khách hàng như khách hàng như không muốn dùng số tiền của gia đình để chứng minh vì sợ rủi ro hay không muốn tiết lộ những nguồn tài chính của gia đình trong khi họ muốn cho con em mình sang nước ngoài để học tập hoặc có những trường hợp gia đình không có tài chính nhưng vẫn muốn sang nước ngoài để có thể làm việc kiếm tiền bằng mọi cách. Các nơi làm dịch vụ chứng minh tài chính sẽ cung cấp cho khách hàng của mình những tài khoản lớn trong ngân hàng nhưng khách chỉ phải trả một số tiền hàng tháng rất ít để duy trì số dư tài khoản đó đến lúc vượt qua cuộc phỏng vấn xin visa.

Xem qua thấy như làm dịch vụ chứng minh tài chính có vẻ dễ sống nhưng trên thực tế nó cần nhiều khâu chuẩn bị và tổ chức từ trước và một nguồn lực mạnh, đây cũng là cơ sở vững chắc cho uy tín của loại hình dịch vụ chứng minh tài chính dính tới tiền và tiền thế này.

Phải thuê dịch vụ minh tài chính ở đâu cho đáng tin cậy?

Ở Việt Nam, những công ty cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính hầu hết là các công ty tư vấn du học và các ngân hàng bởi chuyên môn của họ vẫn hay gặp vấn đề này và vẫn thường hay giải quyết chúng nhanh gọn. Với những kinh nghiệm trong ngành, các công ty này sẽ tư vấn và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất để làm sao hồ sơ của khách hàng sớm được thông qua. Các công ty tư vấn du học thường am hiểu các hồ sơ, thủ tục du học và du lịch của tất cả các nước. Họ biết Lãnh sự quán nước đó cần gì, hơn thế nữa họ có mối liên hệ với các lãnh sự quán nên khi bạn chọn những công ty tư vấn du học, bạn an tâm rằng nếu cần tới dịch vụ chứng minh tài chính thì họ sẽ làm giúp bạn mà bạn không hề lo lắng hoặc phải e ngại vì không tin tưởng.

Các công ty tư vấn du học ngoài mối quan hệ với lãnh sự, họ còn mối liên hệ với các ngân hàng, khách hàng khi cần chứng minh tài chính sẽ không phải đợi chờ lâu mà ngay tại công ty họ có thể làm xong thủ tục một cách nhanh chóng với các nhân viên ngân hàng. Để tăng phần trăm đậu phỏng vấn xin visa, các nơi làm dịch vụ chứng minh tài chính du học thường chỉ cho khách hàng cách phỏng vấn tốt nhất để vượt qua “cửa ải” này.

Nói thêm một chút để mở rộng hơn vấn đề xoay quanh loại hình dịch vụ chứng minh tài chính mới mẻ này, ngoài các lý do xuất cảnh chính đáng như du lịch, du học hay thăm người thân thì vẫn có một số trường hợp muốn ra nước ngoài với mục đích khác hẳn trên hồ sơ xin visa mà họ khai, do đó còn có chuyện thuê dịch vụ chứng minh tài chính với động cơ ngầm nhằm phục vụ cho các mục đích khác biệt này, chúng có thể là tìm cách ra được nước ngoài rồi trốn định cư lại đó để sống và kiếm tiền. Ngoài ra, còn một số lý do khác khiến nhiều cá nhân và tổ chức thuê dịch vụ chứng mình tài chính chỉ để hoàn tất vài thủ tục hoạt động kinh doanh ngay trong nước, như đấu thầu dự án chẳng hạn.

Giải pháp bằng dịch vụ chứng minh tài chính có thể là cứu cánh đối với bạn hoặc không

Tóm lại, chứng minh tài chính là một khâu quan trọng nhưng cũng không ít khó khăn nếu không có sự trợ giúp. Không mấy ai đều có khả năng tài chính đủ để thực hiện ước mơ đi du học hay du lich sang một đất nước khác của mình. Tuy nhiên đây là những chia sẻ nho nhỏ nếu bạn muốn thục hiện ước mơ đi du học hay đi du lịch của mình thì hãy liên hệ với những công ty du học của bạn để thuê dịch vụ chứng minh tài chính với giá cả phải chăng và mức độ tin cậy cao nhất. Trong trường hợp bạn thấy có đủ điều kiện cũng như hồ sơ rõ ràng để qua được ải này tại các lãnh sự thì có thể thử một lần, bởi vẫn có một số người kê khai khá rõ ràng các khoản thu chi với cơ quan chức năng hoặc tài khoản ngân hàng của họ vốn dĩ đã có một số tiền “khủng” rất lâu từ trước, và chỉ cần không ngại tốn công sức và thời gian thì cũng không bắt buộc phải thuê dịch vụ chứng minh tài chính làm gì, trừ khi mục đích thực của bạn khi vượt ải này tại lãnh sự khác với những gì ghi trên hồ sơ, lúc đó khâu trả lời phỏng vấn sẽ cực kỳ khó khăn đấy!

Bài viết có tham vấn vài ý kiến chuyên môn từ Interprotrans.net